Responsive Ads Here

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không bị Mỹ hạn chế bằng biện pháp thương mại

Bộ Công Thương cho biết, kết luận này được ban hành ngày 24/7/2021. Theo đó, trên cơ sở những giải pháp thỏa đáng, đáp ứng được mục tiêu của cuộc điều tra như đã nêu tại Thỏa thuận đạt được ngày 19/7/2021 giữa Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ sẽ không ban hành bất kỳ biện pháp hạn chế thương mại nào đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Bộ Công Thương Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao quyết định này của USTR. Đây là quyết định có ý nghĩa đặc biệt tích cực đối với quan hệ kinh tế – thương mại song phương, môi trường kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam và quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, đồng thời thể hiện được rõ nét lòng tin chiến lược giữa hai quốc gia.

Đây cũng là bước đi tích cực tiếp theo thoả thuận đạt được ngày 19/7 giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính Hoa Kỳ, là kết quả của quá trình đối thoại thực chất và thiện chí của cả hai bên nhằm giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quan hệ kinh tế song phương, hướng tới xây dựng quan hệ ổn định và bền vững, có lợi cho cả hai nước trên tinh thần Đối tác toàn diện.

Trong thời gian qua, với vai trò Chủ tịch phân ban Việt Nam trong Hội đồng Thương mại và Đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ (TIFA), Bộ Công Thương đã phối hợp cùng với các Bộ ngành Việt Nam đã thúc đẩy hoạt động đối thoại chính sách thông qua cơ chế của Hội đồng TIFA đạt được nhiều kết quả thực chất. Kể từ sau cuộc họp cấp Chủ tịch vào tháng 10/2019, dưới sự chỉ đạo mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo các Bộ ngành của Việt Nam đã phối hợp tích cực với phía Hoa Kỳ nỗ lực xử lý nhiều vấn đề, đem lại kết quả cụ thể, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động trao đổi thương mại song phương.

Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ để giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam, qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững, hai bên cùng có lợi./.

Theo Nguyên Long

VOV

Source link

Việt Nam như một cổ phiếu penny trong "rổ toàn cầu", chuẩn bị nhận dòng vốn ngoại tràn vào hậu Covid-19

Ngày 29/7, Forbes Vietnam đã tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Cơ hội và rủi ro ở vùng đỉnh lịch sử”. Tại đây, ông Lê Chí Phúc – Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư SGI (SGI Capital) nhận định, thị trường hiện tại có những rủi ro lớn và thực sự đã bộc lộ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố đó một cách rõ nét. 

Hai rủi ro lớn được đề cập là đà tăng phi mã của VN-Index trong 6 tháng đầu năm dẫn đến hàng loạt động thái chốt lời của nhà đầu tư; bên cạnh đó là làn sóng Covid-19 lần 4 diễn biến phức tạp đi kèm với chính sách giãn cách mạnh mẽ của Chính phủ.

Ông Phúc cho rằng, những nhịp điều chỉnh vừa qua của thị trường đã phản ánh đúng những lo lắng này vào giá các cổ phiếu. Hiện tại, định giá chứng khoán Việt hiện tại là không hề đắt, hứa hẹn 6 tháng cuối năm và sang cả năm 2022 sẽ là giai đoạn vô cùng hấp dẫn. Mặt bằng lợi nhuận được dự báo tăng trưởng 20% và thậm chí là hơn thế tại các doanh nghiệp niêm yết.

Việc thanh khoản sụt giảm trong khoảng thời gian qua đã phản ánh sự thờ ơ và tâm lý ngần ngại của nhà đầu tư khi thị trường chưa có những tín hiệu chắc chắn để thực hiện các quyết định. Tuy nhiên, CEO SGI Capital cho rằng, điều này sẽ không kéo dài quá lâu khi mà xu hướng đầu tư tại Việt Nam ưa chuộng mua bán qua lại và ngắn hạn. Thanh khoản sẽ sớm quay lại duy trì trên ngưỡng 20 nghìn tỷ, thậm chỉ mức 30 nghìn tỷ trong một phiên cũng không hẳn là quá cao.

Vì sao khối ngoại bán ròng mạnh trong nửa đầu năm 2021?

Giải thích về việc, trong vòng 2 năm trở lại đây, cùng với sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19, các thị trường nhỏ và mới nổi tại Châu Á trong đó có Việt Nam cũng đều bị bán ròng rất mạnh, đặc biệt là trong nửa đầu 2021, ông Phúc đưa ra một giả thuyết khá thực tế. Theo đó, nếu coi mỗi thị trường trên thế giới là một cổ phiếu, thì thị trường mới nổi như Việt Nam có thể là một cổ phiếu penny. Trước bối cảnh khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh gây ra, dòng tiền đầu tư sẽ có xu hướng chạy tới các cổ phiếu large-cap hay bluechips nhằm trú ẩn và phòng thủ, dẫn tới tình trạng bị khối ngoại rút ròng mạnh tại các thị trường mới nổi.

Tuy nhiên, hiện tại, khi chiến dịch tiêm vaccine đã được đẩy nhanh tại các quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế lớn, dòng vốn ngoại sẽ trở lại và tràn ra các thị trường tiệm cận như Việt Nam. Do đó, rất có thể khối ngoại sẽ quay lại mua ròng, thậm chí mua ròng mạnh tại thị trường nước ta trong giai đoạn tới đây.

Chính sách vĩ mô sẽ kích thích sự hồi phục của thị trường chứng khoán trong năm 2022

Chiến lược tiêm chủng vaccine quy mô rộng đã đem lại hiệu quả tích cực khi mà hàng loạt nền kinh tế lớn trên thế giới đã mở cửa trở lại và tăng trưởng mạnh. Tuy có độ trễ, song ông Phúc khẳng định chắc chắn Việt Nam sẽ có các diễn biến phục hồi tương tự, nhất là trong giai đoạn năm 2022.

Việc ngân sách Việt Nam thặng dư trong nửa đầu 2021 cũng sẽ tạo dư địa rất lớn cho việc đẩy mạnh các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Chính phủ. Điều này sẽ kích thích những nhóm ngành như Tài chính, Ngân hàng, BĐS, Vật liệu xây dựng tăng trưởng nhờ hưởng lợi, đặc biệt là những doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng ngay từ hiện tại nhằm tận dụng cơ hội bứt phát trong thời gian tới.

Dự phóng đến năm 2022, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bán lẻ, Hàng không, Logistics – hiện đang bị ảnh hưởng tiêu cực – sẽ dần giải quyết được nhiều vấn đề sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, từ đó mở ra hàng loạt câu chuyện hấp dẫn về những ngành này.

Nhịp điều chỉnh sẽ xuất hiện khi FED điều chỉnh lãi suất và các gói kích cầu nhưng trong xu hướng đi lên

Về rủi ro vĩ mô, ông Phúc không đánh giá quá tiêu cực về yếu tố lạm phát. Ông cho rằng việc bơm thêm tiền ra nền kinh tế sẽ dễ dàng được hấp thụ và không làm tổng tiền lưu thông bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Ngoài ra, những yếu tố kinh tế tác động tiêu cực đến GDP cũng sẽ không phản ánh toàn bộ lên thị trường chứng khoán do ở đây tập hợp những thành phần ưu tú của nền kinh tế, sức chống chịu tốt và đảm bảo cho sự đi lên ngay cả trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay. 

Về thông tin FED tăng lãi suất và tạm dừng các gói kích thích, thống kê trong lịch sử, quanh khoảng thời gian khi gói kích thích ngưng lại, thị trường chứng khoán toàn thế giới và có cả Việt Nam sẽ đều điều chỉnh trong biên độ 10%. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh lãi suất cũng tiếp tục gây ra các nhịp điều chỉnh cho thị trường. 

Tuy nhiên, ông Phúc khẳng định những nhịp điều chỉnh đều nằm trong xu hướng đi lên, là thực tế là thị trường thậm chí vượt đỉnh mới sau đó. “Nhà đầu tư nên chấp nhận những nhịp điều chỉnh là một phần của thị trường chứng khoán và đưa ra các quyết định đúng đắn cho từng bối cảnh”.

VN-Index hướng tới mức 2.000 điểm, thị trường hiện tại đang ở vùng hấp dẫn

Dự báo tới năm 2025, ông Phúc nhận định thị trường sẽ hướng đến mốc 2.000 điểm. Đặc biệt, kể cả giữ nguyên mức định giá 18 lần như hiện tại, việc VN-Index chinh phục được mức đỉnh này không phải là điều khó khăn. Trong ngắn hạn, rủi ro dường như đã phản ánh khá nhiều vào thị trường, do đó thời điểm hiện tại là vùng hấp dẫn cho nhà đầu tư quyết định xuống tiền.

Ông Phúc chia sẻ, kể cả trong giai đoạn thị trường tăng “nóng” vừa qua, vẫn có đến 50% nhà đầu tư F0 vẫn thua lỗ, đồng thời 80% các doanh nghiệp không thể thắng sức tăng trưởng của VN-Index. Bởi lẽ, các chi phí mà đặc biệt là tiền lãi margin đã vượt quá mức tăng trưởng của thị trường.

Do đó, các F0 khi vào thị trường cần xác định rõ mình có lợi thế gì, kết hợp với việc mua bán theo các quỹ chỉ số hay các quỹ đầu tư sẽ mang lại hiệu suất lợi nhuận tối thiểu là ngang với tốc độ tăng trưởng của VN-Index.

Source link

Sacombank dự kiến thoái toàn bộ vốn tại Công ty chứng khoán SBS

Đầu năm 2010, Sacombank (mã chứng khoán STB) bắt đầu đợt chào bán cổ phần của mình tại SBS (CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín), giảm tỷ lệ nắm giữ của Sacombank xuống còn 64,9%. Ngân hàng lần lượt triển khai các đợt chào bán tiếp theo vào giai đoạn cuối 2010, 2011 và nhiều thời điểm khác, tiếp tục kéo giảm tỷ lệ cổ phiếu mà Ngân hàng sở hữu tại công ty này xuống còn 10,21%, tương đương 13.870.000 cổ phiếu.

Mới đây, trong 3 ngày 20, 21 và 22/7, Sacombank đã bán ra tổng cộng 3,24 triệu cổ phiếu SBS với giá trị ước tính thu về khoảng 40 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 22/7, Sacombank còn sở hữu 7,65% vốn cổ phần tại SBS, ứng với gần 9,7 triệu cổ phiếu.

Thông tin với chúng tôi ngày 29/7, đại diện Sacombank cho biết, cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2021, Sacombank dự kiến thoái toàn bộ số cổ phần còn lại với giá bình quân dự kiến từ 11 – 12.000 đồng/cổ phiếu, thu và bảo toàn vốn để đưa vào kinh doanh, gia tăng hiệu quả hoạt động chính của ngân hàng.

Chốt phiên giao dịch ngày 29/7, giá cổ phiếu SBS ở mức 12.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy với 9,7 triệu cổ phiếu bán ra trong đợt này Sacombank sẽ thu về khoảng hơn 100 tỷ đồng nữa.

Cùng với việc thoái vốn khỏi SBS, một loạt các hành động chiến lược khác của Sacombank thời gian gần đây như bán toàn bộ cổ phiếu quỹ, tập trung xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng, giảm phụ thuộc vào các nguồn vốn dễ biến động, tăng cường đầu tư công nghệ, tăng thu dịch vụ, tăng tiền gửi không kỳ hạn… được xem là những giải pháp quyết liệt của Ngân hàng trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, thực hiện hiệu quả và trước thời hạn đề án tái cơ cấu.

T. Lâm

Theo Nhịp sống kinh tế

Source link

TP.HCM đang trong "trận chiến chống dịch nặng nề nhất, chưa có trong tiền lệ"

Trong buổi làm việc với TP.HCM sáng 29/7, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, thành phố đang gồng mình và nỗ lực hết sức cho cuộc chiến phòng chống Covid-19. Cả đất nước đều quan tâm và hướng về TP.HCM.

“Đây là trận chiến chống dịch nặng nề nhất, chưa có trong tiền lệ. TP.HCM đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhất, nâng dần cấp độ để kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch. Theo đánh giá của chúng tôi, thành phố đang đi đúng hướng”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói và cho biết, thời điểm này, nhiệm vụ quan trọng nhất là cứu chữa các ca bệnh nặng, nguy kịch và giảm tỷ lệ tử vong.

Bộ Y tế tiếp tục điều tất cả lãnh đạo Cục/Vụ liên quan và Giám đốc các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện chuyên khoa tuyến Trung ương, như BV Bạch Mai, BV Việt-Đức, BV K, BV Phổi Trung ương, BV E, BV Lão khoa, BV Hữu nghị… vào TP.HCM, đặc biệt thiết lập hệ thống hồi sức tích cực.

Bộ giao các bệnh viện tuyến Trung ương thiết lập 3.000 giường hồi sức tại TP.HCM. Giám đốc các bệnh viện Trung ương sẽ làm giám đốc các bệnh viện hồi sức Covid-19 này.

Theo đó, ngoài Bệnh viện Hồi sức Covid-19 quy mô 1.000 giường đặt tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Bộ Y tế sẽ cùng thành phố thiết lập thêm 3 trung tâm hồi sức tích cực khác để tập trung điều trị bệnh nhân nặng và rất nặng.

Cụ thể, Bệnh viện Việt – Đức được giao thiết lập Bệnh viện Hồi sức tại quận Thủ Đức với quy mô 500 giường. Bác sĩ Trần Bình Giang, Giám đốc BV Việt – Đức kiêm nhiệm Giám đốc bệnh viện này. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ hỗ trợ BV Việt – Đức về điều trị hồi sức bệnh nhân Covid-19 nặng.

Bác sĩ Trần Bình Giang cho biết trng chiều 28/7 đã đưa êkip gây mê hồi sức của bệnh viện vào TP.HCM, đồng thời chuẩn bị sẵn 30% nhân lực để sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

Bệnh viện Bạch Mai thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 16, quy mô 500 giường. Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, sẽ kiêm nhiệm giám đốc của Trung tâm này. Ông Tuấn cho biết sẽ cử các chuyên gia đầu ngành, trong đó có đội ngũ về hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực đã có kinh nghiệm hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bắc Ninh Bắc Giang, Hải Dương… vào TP.HCM.

Bệnh viện Trung ương Huế được giao nhiệm vụ thiết lập Trung tâm hồi sức quy mô 500 giường trên cơ sở Bệnh viện Dã chiến số 13.

Ngoài ra, Giám đốc các Bệnh viện Phổi Trung ương, Lão khoa Trung ương, E và K cũng được giao nhiệm vụ sẵn sàng chung sức thiết lập thêm một Trung tâm hồi sức tích cực khác khi cần thiết.

Giám đốc các bệnh viện tuyến Trung ương cho biết, tuỳ theo tình hình thực tế có thể điều phối nhân lực phù hợp, đồng thời đề nghị TP.HCM cần lên phương án cụ thể về nhân lực, để các chuyên gia về hồi sức cùng tập huấn, chia sẻ về chuyên môn để bắt tay ngay vào công việc. Về cơ sở vật chất, dựa trên các điều kiện sẵn có sẽ thiết lập dần thêm để đáp ứng công năng điều trị.

“Đội ngũ chuyên môn luôn sẵn sàng nhưng cần thiết nhất phải có trang thiết bị, hậu cần đáp ứng”, GS.TS Trần Bình Giang nói.

Bộ trưởng Bộ Y tế: TP.HCM đang trong trận chiến chống dịch nặng nề nhất, chưa có trong tiền lệ - Ảnh 1.

Các bác sĩ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Hồi sức 1.000 giường (Ảnh: Bộ Y tế)

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM cho rằng để các Trung tâm hồi sức tích cực của các bệnh viện tuyếnTrung ương trên địa bàn hoạt động hiệu quả, thành phố cần thiết lập một trung tâm điều phối, hỗ trợ các trung tâm này để mọi hoạt động được nhịp nhàng, hiệu quả. Bên cạnh đó, TP.HCM cần đảm bảo các công tác hậu cần để các Trung tâm Hồi sức tích cực hoạt động.

Bí thư Thành uỷ TP.HCM và Chủ tịch UBND TP.HCM đều nhất trí với phương án của Bộ Y tế và chỉ đạo các Sở, ngành liên quan nhanh chóng phối hợp cùng các đơn vị của Bộ triển khai thiết lập các Trung tâm Hồi sức tích cực với tinh thần “nhanh nhất vì sức khoẻ người dân”.

Một vấn đề được quan tâm tại buổi làm việc là đảm bảo oxy để điều trị bệnh nhân nặng. ThS Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế khẳng định, nguồn cung cấp khí oxy điều trị bệnh nhân Covid-19 hiện không thiếu. Vụ đã làm việc với các nhà cung ứng và yêu cầu phải đảm bảo sản xuất, đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch. Một số đơn vị sản xuất đặc thù cho biết sẽ chuyển đổi công năng để sản xuất oxy, khí nén khi cần.

Vụ trưởng cho hay, riêng tại TP.HCM hiện có 10 đơn vị đang cung ứng oxy. Để thiết lập thêm 3 Trung tâm Hồi sức tích cực, Vụ đã trao đổi với các nhà cung cấp và chiều nay họ sẽ cùng các chuyên gia của Bộ Y tế và các bệnh viện tuyến Trung ương tiến hành khảo sát và lên phương án triển khai cung ứng.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị Vụ Trang thiết bị và công trình y tế phải trao đổi lại một lần nữa và yêu cầu các nhà cung ứng phải cung cấp đủ oxy cho tất cả các bệnh viện tuyến quận, huyện của thành phố.

“Không được phép để thiếu oxy cho công tác điều trị tại TP.HCM”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Về vấn đề cung ứng thuốc, Cục trưởng Cục Quản lý Dược Vũ Tuấn Cường khẳng định đến nay vẫn đảm bảo phục vụ điều trị.

Đối với một số thuốc đặc thù, dịch chuyền, Cục Quản lý Dược đã đề nghị các cơ sở điều trị rà soát lại ngay và báo cáo để điều tiết trong cả nước cho phù hợp, nhằm đảm bảo thuốc điều trị.

Về công tác khám chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết có 10 bệnh viện tuyến Trung ương đang hỗ trợ TP.HCM chống dịch. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, Cục đã yêu cầu các bệnh viện tuyến Trung ương khác sẵn sàng hỗ trợ nhân lực, thiết bị cần thiết cho TP.HCM khi có yêu cầu.

Source link

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021

Giảm giá hàng trăm triệu đồng, tặng thêm trang bị, Kia Sorento 2021 có cửa cạnh tranh Hyundai SantaFe?

Thaco vừa bất ngờ bổ sung thêm nhiều trang bị và một vài tính năng mới cho mẫu xe Kia Sorento. Theo đó, Kia Sorento sẽ được bổ sung thêm hệ thống cảm biến áp suất lốp (tùy theo từng phiên bản) và bệ bước chân. Trên một số phiên bản, Kia Sorento còn có thêm tùy chọn nội thất màu đen bên cạnh tông màu xám trước đó. 

Song song với việc nâng cấp trang bị, Sorento 2021 còn được Thaco ưu đãi lên tới 100 triệu đồng áp dụng cho toàn bộ các phiên bản và bao gồm mức giảm giá tiền mặt cùng gói bảo hiểm vật chất. 

Cụ thể, mức giảm cho các bản máy xăng dao động từ 30-45 triệu đồng trong khi các bản máy dầu 47-82 triệu đồng tùy từng phiên bản. Ngoài ra, khách hàng còn được tặng thêm bộ phụ kiện bao gồm dán kính, trải sàn, camera hành trình và bảo hiểm thân vỏ trị giá khoảng 20 triệu đồng.

Sau khi áp dụng ưu đãi, giá bán hiện tại của Kia Sorento 2021 chỉ còn từ 999 triệu đồng đến 1,249 tỷ đồng. Sau ưu đãi, giá của Sorento đã thấp hơn đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Hyundai SantaFe khoảng 30-60 triệu đồng tùy từng phiên bản. 

Như vậy có thể thấy, Thaco đang tăng cường thế mạnh cho Kia Sorento 2021 để cạnh tranh với các đối thủ trong phân khúc như Hyundai Santa Fe hay Toyota Fortuner.

Doanh số nửa đầu năm 2021 của dòng xe này đã tăng hơn 500% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên kể từ sau khi SantaFe ra mắt phiên bản mới, Sorento đã bị cạnh tranh gay gắt. Mẫu xe này trong tháng 5 và 6 chỉ bán ra được lần lượt 415 và 350 xe, trong khi SantaFe bán 1.288 và 1.313 xe. Sorento và Santa Fe không có quá nhiều sự khác biệt về công nghệ, khung gầm, động cơ do cả hai phát triển trên cùng một nền tảng của hãng mẹ Hyundai.

Minh Ngọc

Theo Nhịp sống kinh tế

Source link

Người nhà lãnh đạo CVT muốn bán sạch 3,5 triệu cổ phiếu khi thị giá đang lao dốc 18% từ vùng đỉnh tháng 3

Ngày 26/7, ông Bùi Minh Lực – bố của ông Bùi Quang Minh, thành viên HĐQT CTCP CMC (mã chứng khoán: CVT) đã đăng ký bán ra toàn bộ gần 1,8 triệu cổ phiếu CVT đang nắm giữ, tương đương 4,83% vốn điều lệ của công ty.

Cùng ngày, mẹ của ông Minh là bà Nguyễn Thị Hiền cũng đồng thời đăng ký thoái sạch hơn 1,75 triệu cổ phiếu CVT, ứng với 4,79% tổng số cổ phần của công ty.

Hai giao dịch của bố mẹ lãnh đạo CVT đều nhằm mục đích giảm tỷ lệ sở hữu. Thời gian giao dịch dự kiến đều từ 30/7 đến 27/8/2021 thông qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Nếu hoàn tất hai thương vụ thoái vốn này, ước tính theo thị giá hiện tại thì bố mẹ ông Minh sẽ thu về tổng số tiền lên tới hơn 141 tỷ đồng, qua đó cùng rời ghế cổ đông tại CVT.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CVT hồi tháng 11/2020 đã từng ghi nhận chuỗi tăng trần 9 phiên liên tiếp, đưa thị giá lên đỉnh lịch sử 52.590 đồng/cổ phiếu. Đến phiên 24/3/2021, thị giá CVT một lần nữa tăng trần và tiến đến vùng đỉnh, đóng cửa lại mức 52.210 đồng/đơn vị, tuy nhiên ngay sau đó đã quay đầu bước vào đà giảm điểm. Chốt phiên 27/7, thị giá CVT giảm 0,1% xuống mức 40.100 đồng/cổ phiếu, mất 18% về mặt thị giá so với vùng đỉnh, song so với phiên mở cửa đầu năm, giá cổ phiếu vẫn đang tăng trưởng hơn 10%.

Người nhà lãnh đạo CVT muốn bán sạch 3,5 triệu cổ phiếu khi thị giá đang lao dốc 18% từ vùng đỉnh tháng 3 - Ảnh 1.

Về kết quả kinh doanh trong quý 2/2021, CVT ghi nhận doanh thu bán hàng xấp xỉ 332 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ. Khấu trừ đi các chi phí, công ty báo lãi ròng đạt 31,2 tỷ đồng, tương ứng giảm 23,5% so với thực hiện trong quý 2/2020. 

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu và LNTT lần lượt ghi nhận 581 tỷ đồng và 41 tỷ đồng, tăng 16% về mặt doanh thu song lại giảm 21% về mặt lãi; so với kế hoạch năm, CVT đã hoàn thành 40% kế hoạch doanh thu và 30% mục tiêu lãi trước thuế cả năm 2021.

Source link

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

Người chốt xe cả tỷ qua điện thoại, người chăm khách cũ, người rút về hậu trường

Ban biên tập CafeF

Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082

Email: info@cafef.vn | Hotline: 0926 864 344

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân


Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2007 – 2021 – Công ty Cổ phần VCCorp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Source link